Những người mập có dễ bị chấn thương hơn khi chạy không?

by admin
0 comment

Bạn đã bao giờ chạy bán marathon hoặc marathon, hoặc ít ra là xem trên truyền hình? Bạn có nhìn thấy những vận động viên giành chiến thắng trong cuộc đua đó chưa? Không có gì ngạc nhiên khi họ đều là những người có thân mỏng dính như kiểu được đục đẽo hoàn hảo. Những người này, thậm chí, còn làm chúng ta cảm thấy đuối sức khi quan sát độ nhanh của họ. Có vẻ như, họ có thể làm được những điều không tưởng. Chúng ta, phần còn lại, thậm chí không bao giờ làm được.

Thực tế là, một người bình thường nặng hơn rất nhiều so với những vận động viên thi đấu. Đó là lý do tại sao những chấn thương dường như chỉ theo chúng ta. Nói như vậy không có nghĩa là chấn thương không màng đến những vận động viên chuyên chạy bộ, hoặc những người mảnh khảnh.

Có thể bạn đã từng nghe điều có lý này: Những người mập có nhiều khả năng bị chấn thương hơn khi chạy. Bởi vì cơ bắp, xương, gân và dây chằng của bạn phải chịu nhiều trọng lượng hơn cho mỗi bước họ thực hiện.

Nhưng liệu rủi ro có thực sự tăng lên khi trọng lượng của người chạy tăng lên?

Đáng ngạc nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng những người chạy bộ nặng hơn thực sự có nguy cơ chấn thương ít hơn so với những người chạy nhẹ cân hơn. Lý do là họ lạm dụng việc chạy thấp hơn.

Để giải thích lý do này, chúng ta hãy xem lại một chút: Năm 2002, Jack Taunton et al, từ Đại học British Columbia, đã xem xét các chấn thương khi chạy của hơn 2.000 vận động viên. Họ đang được điều trị tại một trung tâm y học thể thao trong quá trình nghiên cứu kéo dài hai năm. Taunton và cộng sự thu thập dữ liệu để xem liệu có các yếu tố gây chấn thương và loại chấn thương mà người chạy bộ gặp phải hay không. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng, tuổi tác, lịch sử tập luyện và các thông tin liên quan khác của họ khi chạy.

Sử dụng Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) để đo cân nặng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mối tương quan duy nhất giữa chấn thương và cân nặng là phụ nữ có chỉ số BMI dưới 21 có nguy cơ cao bị rạn xương cao hơn. Họ kết luận rằng phụ nữ có chỉ số BMI dưới 21 có nhiều khả năng do chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, họ có mật độ xương thấp hơn, làm tăng khả năng bị chấn thương xương.

Tham khảo: Chỉ số BMI là gì?

Các thử nghiệm.

Năm 2003, Taunton et al. đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này bằng cách xem 844 người chạy bộ trong một kế hoạch tập luyện 13 tuần cho cự ly 10k.

Một lần nữa, Taunton và cộng sự thu thập dữ liệu về các biến số tương tự như lần trước. Công việc này là để tìm kiếm mối quan hệ giữa chấn thương mà người chạy bộ phải chịu và nhân khẩu học của họ.

Họ nhận thấy rằng những người chạy nặng hơn một lần nữa có nguy cơ chấn thương thấp hơn những người chạy nhẹ cân hơn. Đáng ngạc nhiên là những vận động viên nam có chỉ số BMI trên 26 thực sự có nguy cơ chấn thương thấp hơn những người có chỉ số BMI dưới 26!

Thử nghiệm khác có kết quả thế nào?

Các nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự như nhóm của Taunton, phát hiện ra rằng những người mập hơn ít bị chấn thương hơn những người nhẹ cân hơn. Nhưng một số nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả trái ngược.

Năm 1981, Marti et al. đã hoàn thành một nghiên cứu tại Đại học Bern. Trong đó, họ đã xem xét hơn 4.000 vận động viên nam chạy trong một cuộc đua đường dài 16 km. Sau khi chia nhỏ dữ liệu theo trọng lượng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người đàn ông có chỉ số BMI dưới 19,5 hoặc trên 27 có nguy cơ chấn thương cao hơn nhiều so với những vận động viên nam có chỉ số BMI trong phạm vi khỏe mạnh.

Nhìn chung, các nghiên cứu có vẻ nghiêng về những người chạy nặng hơn có nguy cơ chấn thương thấp hơn. Làm thế nào có thể xảy ra trường hợp này khi có áp lực lớn hơn lên cơ thể với trọng lượng lớn hơn?

Một số điều quan trọng cần xem xét…

Một điều quan trọng cần cân nhắc là người nặng cân thường chạy ít số km hơn những người nhẹ cân. Bản thân điều này hạn chế mức độ căng thẳng dồn lên cơ thể của người chạy, đặc biệt là khi hầu hết người chạy có xu hướng cúi xuống theo thời gian. Những người chạy nhẹ hơn có khả năng chạy với số lượng kilomet cao hơn hoặc theo một lịch trình luyện tập chạy marathon. Điều này giúp họ nhẹ nhàng hơn nhưng cũng làm tăng nguy cơ chấn thương.

Một lý do khác để giảm nguy cơ chấn thương có thể là tốc độ chậm hơn. Chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để chạy một chặng 5k với một quả tạ 10 kg so với bình thường. Đơn giản vì trọng lượng tăng thêm sẽ khiến chúng ta chậm lại. Bằng cách chạy chậm hơn, chúng ta đặt ít lực hơn lên cơ, xương, gân và dây chằng. Việc này giúp giảm nguy cơ chấn thương.

Đọc thêm: Giáo án chạy bộ 5km

Đâu là điều quan trọng ?

Cuối cùng, và quan trọng nhất, cơ thể chúng ta có xu hướng thích nghi tốt bất kể chúng ta đang ở mức cân nào. Điều này có nghĩa là cơ thể của những người chạy bộ nặng hơn sẽ thích nghi với việc chạy với trọng lượng thêm và sẽ phân phối nó theo cách cho phép đạt hiệu quả tối đa. Những người chạy nhẹ hơn có thể gặp các vấn đề sức khỏe khác như chu kỳ kinh nguyệt không đều góp phần vào nguy cơ chấn thương cao hơn.

Mặc dù nguy cơ chấn thương đối với những người chạy nặng hơn có thể không cao hơn, hoặc thậm chí thấp hơn so với những người chạy nhẹ hơn, nhưng vẫn cần lưu ý rằng những người chạy nặng hơn có khả năng quá nóng và đốt cháy calo nhanh hơn. Điều này có nghĩa là nguy cơ hết năng lượng trong một cuộc đua, đặc biệt là trong một cuộc chạy marathon, là lớn hơn.

Vì vậy, nếu bạn tăng cân một chút trong vài năm gần đây, bạn có thể chạy chậm hơn hoặc ít hơn trước đây. Nhưng ít nhất, có vẻ như bạn không có nguy cơ chấn thương cao hơn so với những năm còn đi học.

Tina Muir

Có thể bạn quan tâm